Ngành Công nghệ Kỹ thuật Cơ điện tử

Chương trình đào tạo trang bị cho sinh viên các kiến thức chuyên môn toàn diện, Hiểu các nguyên lý, quy luật tự nhiên – xã hội, có kĩ năng thực hành cơ bản, có khả năng làm việc độc lập, sáng tạo và giải quyết những vấn đề thuộc ngành Công nghệ kỹ thuật Cơ điện tử.

Đào tạo cử nhân Công nghệ Kỹ thuật Cơ điện tử theo định hướng kỹ sư, có khả năng tự nghiên cứu nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ để phù hợp với môi trường làm việc năng động và xu thế hội nhập cao; có khả năng tiếp tục học tập, tham gia học tập ở bậc học cao hơn, tích lũy kinh nghiệm để trở thành nhà lãnh đạo, chuyên gia trong lĩnh vực Công nghệ Kỹ thuật Cơ điện tử và Tự động hóa.

Xem nội dung khung chương trình chi tiết tại QĐ.1586_Ban hành CTĐT CNKT Cơ điện tử CLCTT23.

Ngành Hệ thống thông tin

Mục tiêu của chương trình Hệ thống thông tin (HTTT) chất lượng cao (CLC) tại Trường ĐHCN (ĐHQGHN) là đào tạo toàn diện cả về chuyên môn lẫn phẩm chất nhân lực chất lượng cao và bồi dưỡng nhân tài trình độ đại học ngành HTTT trong thời đại số hóa. Sinh viên tốt nghiệp ngành HTTT CLC sẽ là những cử nhân, chuyên gia có phẩm chất tốt, có trình độ chuyên môn HTTT toàn diện, với các kiến thức chuyên sâu được định hình thành hai hướng (i) Tích hợp dịch vụ và quản lý dữ liệu lớn và (ii) Khoa học dữ liệu và phân tích kinh doanh, về xây dựng và phát triển các HTTT thích ứng tốt được với yêu cầu thực tiễn, góp phần hoàn thành mục tiêu “phấn đấu đến năm 2030, nền giáo dục Việt Nam đạt trình độ tiên tiến trong khu vực”.

Xem nội dung khung chương trình chi tiết tại QĐ.1587_Ban hành CTĐT HTTT CLCTT23.

Chương trình trao đổi sinh viên tại Đại học Osaka Nhật Bản kỳ II, năm học 2018-2019

Đại học Quốc gia Hà Nội có thông báo về chương trình “Trao đổi sinh viên tại Đại học Osaka, Nhật Bản kỳ II, năm học 2018-2019”. Thông tin chi tiết về chương trình như sau:

1. Thời gian diễn ra chương trình: 01 năm (từ tháng 3/2019 đến tháng 2/2020);

2. Tên chương trình:

– iExPO: Dành cho học viên cao học .

– FrontireLab: Dành cho học viên cao học tham dự các nhóm nghiên cứu của ĐH Osaka.

– OUSSEP: Dành cho sinh viên năm thứ 3.

3. Địa điểm: Đại học Osaka, Nhật Bản

4. Kinh phí tham gia chương trình:

– Miễn học phí, phí đăng kí học, phí xét tuyển.

– Các chi phí khác sinh viên, học viên tự thanh toán.

– Sinh viên, học viên có cơ hội nhận học bổng cho sinh viên trao đổi tới ĐH Osaka hoặc học bổng JASSO có giá trị 320.000 – 400.000 JPY/05 tháng hoặc 800.000 – 880.000 JPY/10 tháng(tài liệu đính kèm).

5. Điều kiện tham gia chương trình:

– Là sinh viên đại học năm thứ 3 hệ chính quy hoặc là học viên cao học đã học tối thiểu 01 học kỳ và thời hạn kết thúc chương trình trao đổi trước thời gian tốt nghiệp.

– Có điểm trung bình chung (TBC) các học kỳ tối thiểu 3.0/4.0.

– Có trình độ ngoại ngữ đáp ứng yêu cầu của đối tác:

+) Tối thiểu TOEFL iBT 80 hoặc IELTS 6.0 với chương trình FrontierLab và OUSSEP.

+) Chứng chỉ tiếng Nhật N1 hoặc N2 với chương trình iExPO.

6. Chỉ tiêu: 05 sinh viên và học viên cao học toàn Đại học Quốc gia Hà Nội.

7. Hồ sơ đăng ký:

– Sinh viên, học viên hoàn thiện mẫu đơn đăng ký (Mẫu số 01- Application form- Out bound students – Eng).

– Bảng điểm có xác nhận của đơn vị đào tạo bằng tiếng Anh.

– Giấy khám sức khỏe có xác nhận của bệnh viện.

– Chứng chỉ ngoại ngữ đáp ứng yêu cầu của chương trình.

– Photo hộ chiếu.

– Sau khi được lựa chọn đăng ký tham dự, sinh viên sẽ được đăng ký online qua hệ thống của ĐH Osaka.

Hồ sơ cần được đựng trong túi hồ sơ có kích thước 25cm x 43cm, mặt ngoài túi hồ sơ ghi đầy đủ các thông tin cá nhân và ghi “Xét tuyển tham dự chương trình trao đổi sinh viên tại Đại học Osaka, Nhật Bản kỳ II, năm học 2018-2019”

Nhà trường thông báo để sinh viên được biết. Sinh viên có thể tìm hiểu kỹ các thông tin về chương trình (A) OsakaU_Factsheet_2018-19(B) Application Guide for Coordinator_2019 Spring(C) Application Guide for Students_2019 Spring, nếu đủ điều kiện và có nguyện vọng tham gia chương trình thì có thể nộp hồ sơ theo quy định tại Phòng Công tác sinh viên (Phòng 104-E3) trước 16h00, thứ Sáu, ngày 14/09/2018.

Quy định Đào tạo đại học chính quy chương trình đào tạo chất lượng cao đáp ứng theo Thông tư 23

Ngày  18 tháng 10 năm 2017, Trường Đại học Công nghệ ban hành quy định Đào tạo đại học chính quy chương trình đào tạo chất lượng cao đáp ứng theo Thông tư 23/2014/TTBGDĐT của Bộ GD&ĐT;

Xem toàn bộ quy định tại đây

Ngành Khoa học Máy tính

Chương trình chất lượng cao là sự tiếp nối thành công của chương trình đào tạo chuẩn quốc tế ngành Khoa học máy tính đã được kiểm định chất lượng theo chuẩn quốc tế.

Mục tiêu

Đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao về lĩnh vực CNTT đáp ứng nhu cầu phát triển khoa học công nghệ và kỹ thuật của khu vực và quốc tế. Sinh viên được cung cấp kiến thức vững chắc và hiện đại về khoa học máy tính, có kỹ năng nghề nghiệp và ngoại ngữ tốt, có khả năng đóng góp cho xã hội bằng sự sáng tạo, khả năng kinh doanh và lãnh đạo.

Sinh viên tốt nghiệp có khả năng làm việc trong lĩnh vực CNTT ở các vị trí như quản lý dự án, phân tích thiết kế hệ thống và lập trình,… trong các tập đoàn công nghiệp; cán bộ nghiên cứu, giảng dạy, quản lý tại các trường đại học, viện nghiên cứu và các Bộ, ban, ngành. Với thế mạnh về ngoại ngữ và chuyên môn, sinh viên tốt nghiệp có đủ năng lực để học lên các bậc cao hơn như thạc sĩ, tiến sĩ tại các trường đại học tiên tiến trong và ngoài nước.

Các ưu điểm của chương trình

  • Chương trình được thiết kế và vận hành dưới sự phối hợp chặt chẽ giữa Nhà trường và các doanh nghiệp CNTT đối tác
  • Được giảng dạy bởi các giảng viên có trình độ cao và các giáo sư nước ngoài có uy tín
  • Môi trường học tập văn minh, hiện đại; 50% các môn học chuyên môn được giảng dạy bằng tiếng Anh; hệ thống cơ sở vật chất và phòng thí nghiệm tiên tiến
  • Được giao lưu, trao đổi kinh nghiệm học tập với sinh viên quốc tế tại các nước Úc, Nhật, Pháp…
  • 100% sinh viên được tham gia thực tập tại doanh nghiệp, tham gia các khóa học trường hè, thực hiện các tiểu dự án trong chương trình đào tạo kỹ năng bổ trợ…
  • Có lợi thế trong tuyển dụng tại các tập đoàn hàng đầu đã có ký kết hợp tác đào tạo và tuyển dụng với Trường ĐHCN như Samsung, Toshiba, FPT, Viettel-ICT, VNPT Technology,… và nhóm các doanh nghiệp CNTT của Nhật Bản tại Việt Nam
  • Sinh viên giỏi được nhận tài trợ học bổng từ Nhà trường và từ các doanh nghiệp, tập đoàn đối tác.

Chương trình

Chương trình được thiết kế với 158 tín chỉ, tập trung vào khối kiến thức chung của nhóm ngành và khối kiến thức ngành.

Ngôn ngữ giảng dạy

Tiếng Anh và tiếng Việt

Thời gian và địa điểm

Thời gian đào tạo: 4 năm

Địa điểm đào tạo: Trường Đại học Công nghệ, ĐHQGHN
144 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội

Bằng cấp

Tốt nghiệp chương trình, sinh viên nhận bằng Cử nhân Khoa học Máy tính Chương trình đào tạo chất lượng cao

Học phí

35.000.000đ/năm, ổn định trong toàn khóa học.

Một số sản phẩm nổi bật có sự tham gia của sinh viên KHMT trường Đại học Công nghệ

Nghiên cứu, phân tích thành công hệ gen 3 cá thể trong gia đình người Việt

Nhóm nghiên cứu Tin sinh học thuộc Khoa CNTT đã công bố kết quả nghiên cứu xây dựng và phân tích hệ gen của 3 cá thể thuộc một gia đình người Việt. Kết quả nghiên cứu này giúp làm nền tảng để phát triển các hệ thống chẩn đoán và phát hiện sớm bệnh. Công trình được công bố trên tạp chí quốc tế.

Ứng dụng VAV – Trợ lý ảo cho người Việt

Nhóm nghiên cứu Khai phá dữ liệu, Khoa CNTT đã cho ra mắt ứng dụng trợ lý ảo trên điện thoại thông minh cho người Việt – VAV 2.0. Ứng dụng VAV thực hiện lệnh, tương tác với người dùng điện thoại thông minh thông qua giọng nói bằng tiếng Việt.

Ứng dụng Cờ toán Việt Nam

Cờ toán là trò chơi mang tính trí tuệ và sâu sắc của người Việt, đã được nhóm sinh viên khoa CNTT lập trình và đưa lên nền tảng iOS và Android thành công. Hiện phần mềm Cờ toán Việt Nam là bất khả chiến bại với phần đông người chơi, ở mức độ trung bình mới có một người chiến thắng.

 

 

Ngành Công nghệ Kỹ thuật điện tử truyền thông

       Chương trình nhằm đào tạo các cử nhân kỹ thuật ngành Công nghệ kĩ thuật Điện tử, Truyền thông (CNĐTTT) với nền tảng mạnh về các khoa học và công nghệ liên quan, có khả năng đóng góp cho xã hội bằng sự sáng tạo, kinh doanh và lãnh đạo.
Mục tiêu cụ thể
Phát triển kiến thức và kỹ năng cần có cho nghề nghiệp tương lai trong ngành CNĐTTT;
       Phát triển sự hiểu biết và khả năng áp dụng khoa học cơ bản, toán học, khoa học điện và tin học vào thực tiễn của ngành CNĐTTT;
       Cung cấp một môi trường giúp chuẩn bị cho sinh viên có nhiều định hướng nghề nghiệp khác nhau và có khả năng tự học suốt cuộc đời;
Làm cho sinh viên hiểu về các tương tác giữa ngành CNĐTTT với xã hội, kinh doanh, công nghệ, và môi trường;
Làm cho sinh viên nhận thức rõ về việc đóng góp cho sự phát triển quốc gia và kinh tế toàn cầu.
         Xem nội dung khung chương trình chi tiết tại 69.qd_CTĐT – ngành – CNKT – ĐT – VT – CLCTT23.